K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

1
29 tháng 6 2018

bn viết văn hay thật đấy

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và...
Đọc tiếp

Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Trung Quốc ( Ông tôi là con lai Việt - Trung ), người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì Hai vừa qua, Thầy đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".

3
17 tháng 5 2018

Tôi hai dòng máu các bạn ạ.

17 tháng 5 2018

Ông tôi hai dòng, cha tôi cũng hai dòng, và tôi cũng hai dòng

Trong sòng bạc, một người đàn ông tàn tạ đến gần một ông ăn mặc sang trọng bảo:- Thưa ông, đã ba hôm nay tôi chưa được ăn gì cả, xin ông giúp cho.Ông nhà giàu cau mày:- Được, tôi sẽ cho ông $20 đô la, nhưng làm sao tôi biết chắc được ông dùng số tiền này để ăn hay để đánh bài.- Không đâu thưa ông, tôi dùng số tiền này để ăn đấy… vì tiền đánh bài… thì tôi đã có rồi.Hai con...
Đọc tiếp

Trong sòng bạc, một người đàn ông tàn tạ đến gần một ông ăn mặc sang trọng bảo:

- Thưa ông, đã ba hôm nay tôi chưa được ăn gì cả, xin ông giúp cho.
Ông nhà giàu cau mày:

- Được, tôi sẽ cho ông $20 đô la, nhưng làm sao tôi biết chắc được ông dùng số tiền này để ăn hay để đánh bài.

- Không đâu thưa ông, tôi dùng số tiền này để ăn đấy… vì tiền đánh bài… thì tôi đã có rồi.

Hai con chuột ngồi chém gió với nhau. Con chuột thứ nhất: “Sáng nào tao cũng tập thể dục với bẫy chuột cho khoẻ người.”
- Con chuột thứ hai: “Bình thường, sáng nào tao cũng pha bả chuột uống với sữa cho tỉnh táo.”

- Đột nhiên có con chuột khác đi qua rút ngay điện thoại ra: “Mèo à, số 10 Tràng Thi à? Chờ tao đến anh em mình tập boxing rồi đi lắc nhé!”

1
12 tháng 9 2015

hay lắm tuyệt vời Đặng Tuấn Hưng

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: "Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?" Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.Năm nay, ông tôi đã chín mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn....
Đọc tiếp

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: "Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?" Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.

Năm nay, ông tôi đã chín mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám nắng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen sạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm răng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sáng và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.

Vào những buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sáng. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sáng cho cả nhà.

Mặc dù năm nay ông đã chín mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: "Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên". Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và chọn những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều gì sai trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.

Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.

2
12 tháng 1 2019

hay quá bạn ơi

30 tháng 12 2023

hay nha

Hãy điền từ thích hợp cho bài văn hay hơn nha:Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian....
Đọc tiếp

Hãy điền từ thích hợp cho bài văn hay hơn nha:

Ông em trước đây là thầy giáo, vì thế mà tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn thường hay đọc sách báo. Ông thường dạy em đọc sách báo nhiều sẽ giúp em mở mang được đầu óc và tăng cường tư duy. Chẳng thế mà trong nhà em có hẳn một kệ sách rất lớn.

Ông em năm nay đã gần 70 tuổi. Khuôn mặt của ông đã in hằn những vết tích của thời gian. Những nếp nhăn trên vầng trán cao, những chấm đồi mồi trên hai gò má ngày càng nhiều hơn.  Tóc ông đã bạc đi nhiều và đôi mắt ông cũng không còn tinh anh như hồi còn trẻ nữa. Nhưng em vẫn thấy ông em đẹp lão lắm. 

Ông em sinh hoạt rất điều độ. Ngày nào cũng như ngày nào, buổi sáng ông thường dạy sớm tập thể dục. Sau bữa sáng cùng cả nhà ông lại vào thư phòng đọc sách. Ông có một phòng đọc sách báo riêng, trước kia đó là phòng làm việc của ông. Những kệ sách cao chạm đến tận trần nhà. Phòng đọc sách của ông có một chiếc cửa sổ to, mỗi buổi sáng khi ông mở cửa sổ, ánh nắng tràn vào sáng rực cả căn phòng. Ông thường ngồi bên .............................................................đeo kính. Ông em rất thích đọc báo Nhân dân. Nên ông thường đặt báo theo kì, ngày nào cũng có người giao báo tới tận nhà. Khi ngồi đọc báo ông thường rất chăm chú. Ông cẩn thận xem trang bìa đầu tiên để theo dõi xem số báo này có những tin tức gì nổi bật. Sau đó mới lật giở những trang bên trong để đọc nội dung. Ông đọc rất c.....................................báo đó lắm. Cũng có những tin tức khiến ông không đồng tình, đôi chân mày của ông nhíu lại, khuôn mặt ông trở nên đăm chiêu hơn. Khi đọc xong tờ báo,ông lại nhẹ nhàng cẩn thận gấp ................................ nơi ông thường để những tờ báo.Ông sắp xếp chúng rất khoa học theo tờ báo, số báo và ngày phát hành của mỗi tờ báo. Chính thế mà khi muốn đọc lại hay tìm lại tờ báo nào ông thường tìm rất nhanh. 

Mỗi ngày, khi đọc báo xong, sau mỗi giờ ăn cơm, ông thường mang những tin tức hôm nay ông đọc được để nói chuyện với ba mẹ em. Ngồi nghe người lớn .................................................lẫn rất thích. Ông bảo đọc báo nhiều sẽ giúp em cập nhật thông tin về nhiều mặt, mở mang được nhiều kiến thức hơn.

Ông ........................................................... ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc nào đó, khi ông không thể đọc báo nữa, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

5
25 tháng 1 2018

khó quá vậy bạn!!

25 tháng 1 2018

nhìn dễ mà bạn chỉ cần cố gắng thôi

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội...
Đọc tiếp

Sài Gòn-Chợ Lớn 1930…

Khí hậu ngoại ô thành phố Chợ Lớn gần trưa nóng bức, tôi đang ngồi bên ao rau muống hóng cơn gió hiu hiu, nghỉ ngơi sau khi vớt đám bèo lục bình rải rác trên mặt ao. Định bụng vào gọi thằng A Lủ dậy ăn chút cơm cho lại sức. Nó nghiện thuốc phiện cũng mới khoảng nửa năm thì bị cha nó bắt gặp. Lão gia này tính cách nghiêm nghị, nào bỏ qua cho nó được? Tội thằng A Lủ bị chấp hành gia pháp, một trận đòn đoản côn đến bầm hết người, cấm không cho ra khỏi căn nhà khi chưa được cho phép.

Đến cả tôi cũng bị vạ lây, vì biết nó hút thuốc phiện mà che dấu ông ấy. Cha nó cũng không có đánh tôi gậy nào, chỉ nói như ra lệnh rằng mày phải giúp nó cai nghiện, trông trừng nó thật kỹ trong thời gian này mà thôi.

Tôi gọi ông ấy là thầy, vì không quen kiểu xưng hô sự phụ theo kiểu người Hoa như nhà nó. Và tôi coi ông ấy như cha mình vậy, vì ông nuôi dạy tôi đã gần tròn mười năm nay. Từ ngày bà nội tôi mất lúc 12 tuổi. Không cha me, sống với bà nội từ bé, tôi cũng chưa từng biết hay muốn tìm hiểu về thân thế của mình. Vì lúc đó còn quá nhỏ, đến khi muốn tìm hiểu thì cũng chẳng còn người thân nào để mà hỏi cho ra…Sau khi bà mất, vì tôi và nhà nó là hàng xóm thân thiết, cộng thêm ân tình bà tôi cũng giúp đỡ thầy nhiều từ ngày về đây lập nghiệp, ông nuôi và xem tôi cũng như thằng Lủ con ông. Còn tôi và nó cũng xêm xêm tuổi, chơi với nhau từ bé, thân hơn anh em. Mà ngoài nó ra tôi còn có anh em nào đâu chứ.

Ngày thường tôi và A Lủ theo ông vào thành phố, nơi ông có 1 tiệm bốc thuốc gia truyền, xem bệnh, tuy tiệm nhỏ mà lại rất đông khách. Cho nên cuộc sống của cả nhà cũng khá dễ chịu trong thời buổi bấy giờ. Tuy vậy ông vẫn thích sống ở ngoại ô, trong căn nhà lá lụp sụp cho mát mẻ, hàng ngày đạp xe vào phố. Tối về, thầy dạy hai thằng chúng tôi đọc, viết, cả tiếng Quốc ngữ và tiếng Hoa. Rồi ông cũng dạy chúng tôi học Vịnh Xuân Quyền, thầy quan niệm rằng nam nhi phải văn võ song toàn. Nhưng thằng Lủ thì lười học chữ, võ vẽ thì nó học rồi đánh lộn ngoài thành phố suốt ngày. Tôi thì không dám, vì nể và sợ thầy, nên cũng chăm chỉ hơn. Vì vậy nên thầy thường dạy tôi nhiều thứ lặt vặt, bốc thuốc xem bệnh…, ông còn hay kể cho tôi nghe nhiều tích xưa, từ truyện Hán Sở, Tam Quốc…, hay những câu chuyện lặt nhặt trong suốt cuộc đời ông ấy khi di dân từ Triều Châu đến vùng Chợ Lớn này.

Đang miên man trong suy tư thì bỗng nhiên có tiếng động cơ ô tô chạy đến. Ngoài thành phố thì không hiếm, đa phần thời này dân tài chủ có tiền, người Pháp, binh lính Pháp cũng thường diễu những chiếc Mercedes lớn trên phố Sài Gòn-Chợ Lớn. Nhưng ô tô chạy đến nhà chắc hẳn có việc gì quan trọng. Nghĩ đoạn tôi vội chạy vào nhà, lôi cổ thằng Lủ dậy, nó uể oải đứng lên khỏi phản ra sau rửa mặt. Lúc này chiếc xe cũng dừng ngay sát cửa nhà, ba người cùng khiêng một người trung niên xuống xe trong tình trạng mê man không biết gì nữa. Thầy cũng ngừng xắt thảo dược, đứng lên chắp tay phía sau ra xem có chuyện gì. Tôi đứng cạnh chờ xem có gì sai bảo.

Trong ba người thì có một người là người Pháp làm tài xế, tôi đoán. Vì người đàn ông trung niên là người Việt, và cô gái trẻ trạc tuổi tôi đi cùng nhóm hình như là lai Tây. Vì cô có nước da trắng, đôi mắt thì to tròn, có màu xanh như bầu trời ngày hạ.

– Xin hỏi đây có phải nhà của lương y Gia Long?

Cô gái hỏi. Tôi đang còn mải ngắm nhìn, thì thầy đã lên tiếng:

– Phải, Thiên, còn không mau giúp đưa người bệnh vào nhà?

Đoạn quay qua hỏi ngắn gọn:

– Bị rắn cắn a?

Cô gái trẻ vôi trả lời bằng tiếng Việt lơ lớ:

– Dạ vâng.

Người đàn ông bất tỉnh đã được cột garo ngay bắp đùi, lúc này tôi phụ gã tài xế đưa ông ấy vào chiếc phản mà thằng Lủ vừa nằm ngủ. Căn nhà vách lá nhỏ lúc này dường như trở nên chật hẹp. Thầy tôi lấy kéo cắn ngắn chiếc quần âu, lộ ra vết cắn của rắn độc. Đoạn bắt mạch và trầm ngâm 1 lúc rồi nói:

– Cũng may là chuyển đến kịp thời.

Đoạn quay qua nhìn tôi, vì ở cùng thấy, cũng đã gặp nhiều trường hợp cấp cứu rắn độc cắn nên tôi hiểu ý. Chạy vào kệ thuốc lấy một viên đá nhỏ dẹp như bánh xà phòng, đem ra phía sau múc 1 chén nhỏ nước mưa trữ trong lu nước rồi ngồi mài viên đá vào đó. Thằng Lủ vẫn chưa tỉnh hẳn, nó lười biếng nhìn tôi. Bà mẹ nó chứ, thằng này chắc vừa nhúng mặt vào lu nước, vì trong chén nước còn nổi váng dầu mồ hôi của nó lềnh bềnh. Tôi cũng không là gì nó, đang vội cứu người như cứu hỏa nên cũng chả nói gì mà tập trung mài cho đến khi nước trong chén ngả màu đen thì đem vào nhà.

Thầy bảo tôi đỡ người đàn ông dậy, cho uống thứ nước đen đen đó. Vì ông ta đang hôn mê, nên phải nhờ cô gái đỡ dậy, tôi mới banh miếng và đổ nước vào. Rồi thầy tôi cầm viên đá từ tay tôi đặt nhẹ lên vết rắn cắn và lấy vải cột nhẹ lại. Xong đâu đó mới quay qua hỏi chuyện:

– Làm sao lại bị rắn hổ chúa cắn a?

Cô gái trả lời nhỏ nhẹ:

Dạ ba con đang lội ruộng lấy một số mẫu vật ven ngoại ô thì bị cắn. Đưa vào thành phố thì có người chỉ đến tiệm thuốc của bác. Mà hôm nay bác không mở cửa nên phải chuyển vội về đây. Tình hình ba con có nguy hiểm không thưa bác?

– Cũng không nguy hiểm gì a, vì may mắn là đưa tới kịp thời, chỉ nửa giờ nữa thôi thì cũng hết cách. Ông ấy cần nghỉ ngơi khoảng ba ngày. Tạm thời cứ để nằm đây a. Không tiện di chuyển mà.

Rồi ông đứng lên, tiếp tục vào sắt thảo dược mà không nói gì thêm. Tích cách thầy tôi lúc nào cũng kiệm lời như thế. Cô gái lúng túng không biết nên làm gì, bèn quay qua nói với gã tài xế bằng tiếng Pháp xì xồ. Tôi không hiểu gì, mà cũng không để ý vì đang mải ngắm người đẹp. Chỉ thấy lúc sau gã tài xế lại nổ máy ô tô và chạy đi. Cô gái quay qua nói với tôi:

– Anh cho em ở lại để chăm sóc ba em.

Có phải nhà tôi đâu sao tôi quyết định đc cơ chứ, quay qua nhìn thầy thì ông cũng chẳng nói gì. Đúng lúc thằng Lủ mò lên, hai mắt nó sáng rực, chẳng ai nhận ra nó là thằng cai thuốc phiện cả, vội vã đáp lời:

– Ôi cô bé thích ở bao nhiêu ngày mà chả đc, ở luôn đây đi nha, hô hô.

Cái giọng cười hô hố của nó làm cô gái ngượng đỏ mặt. Thầy mới quay qua gắt:

– Hai thằng mày đi dọn bữa ăn đi, giữa trưa rồi. Cô cũng xuống ăn với tụi nó mà lấy sức chăm người bệnh đó mà.

Tôi dạ vâng rồi cùng thằng Lủ dọn cơm. Xong xuôi thì lên mời thầy và cô gái xuống. Thầy đang suy nghĩ gì đó nên chưa muốn ăn. Ông nói cô gái xuống ăn trước với hai thằng tôi. Không biết vì đói hay dường như sợ uy của thầy, cô gái răm rắp nghe theo ngay lập tức. Vì thói quen không nói chuyện trong bữa cơm, nên cả ba ngồi cúi mặt ăn cho xong. Không biết thằng Lủ nghĩ gì, nó quay qua nháy mắt với tôi, cười đểu.

Xong bữa, cô gái tiếp tục ngồi trông chừng bệnh nhân. Hai thằng tôi cũng ra ngoài ngồi cho mát, gần đây mới đc ở nhà mấy ngày. Cũng phải cảm ơn thằng Lủ, tất cả là nhờ nó thôi. Mà cũng tội, từ ngày ở nhà cai, nó gầy đi trông thấy. Trước hơn tám mười cân thì giờ cũng phát sút mất gần chục. Ấy là so với người thường thôi, chứ nó vẫn còn to lắm. Vậy nên tôi gọi nó thân thiện là thằng Mập.

– Ê Mập, mày thấy lão bị rắn cắn có gì lạ không?

– Lạ cái gì, ông già bảo bị hổ chúa cắn mà? Chưa chết là may còn lạ con mẹ gì.

Thằng này ít chịu để ý, tôi mới bảo nó:

– Vết rắn cắn không bình thường mày ơi, dấu nanh có tận bốn cái…mà không phải hai cái như bình thường.

– Vậy à, chắc con rắn này nó tợp hai phát, hô hô. – Nó đáp tỉnh khô.

Tôi vẫn đang còn thắc mắc, thì thầy đã đứng sau từ bao giờ. Ông thong thả nói:

– Thiên à, là con tinh ý. Đây không phải rắn hổ chúa đâu, là rắn giữ mả. Độc tính nó không phát tác nhanh, nhưng rất khó trị. Làm cho cơ thể người bị cắn rữa nát dần dần. Mà loài này thường tấn công những người mang hoặc nhiễm hàn khí âm lãnh mà thôi a. Thật khó hiểu mà…

Đoạn ông lại chìm vào suy tư, dường như đang nhớ về điều gì đó. Cả ba chúng tôi cùng lặng im, một lúc lâu sau ông thở dài và bắt đầu kể với giọng điệu mà ông thường kể chuyện tôi nghe, nhưng câu chuyện lần này tôi cảm thấy nó có gì u oán lắm:

– Năm đó di dân, trên đường qua Quảng Tây. Thầy cũng đã gặp loại rắn kỳ quái này rồi…

0
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:Ông ngoại   Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.     Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.   ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

Ông ngoại

   Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

     Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy tôi những chữ cái đầu tiên.

     Một sáng, ông bảo :

 - Ông cháu mình đến xem trường thế nào.

     Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống, ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may mắn có ông ngoại

 - "thầy giáo" đầu tiên của tôi.

 - loang lổ : có nhiều mảng màu đan xen, lộn xộn.

Đâu là khoảng thời gian được nhắc đến trong bài ?

A. Đầu mùa hè

B. Sắp vào thu

C. Mùa đông

1
9 tháng 6 2017

Khi thành phố sắp vào thu.

Chào cả nhà, để em kể chuyện của em cho nhà mình nhanh xây nhà mới:Chuyện ông nội em trước đã này: ông nội em mới mất cách đây gần 2 tháng, trước hôm ông mất mấy ngày thì gần như đêm nào ông cũng ko ngủ đc, chỉ ngủ bù vào ban ngày thôi, ông kể là ông hay mơ linh tinh, mơ thấy bà (bà nội em, mất cách đây 4 năm rồi). Vào những ngày đấy cả bố em lẫn em đều bị mất ngủ, nhg 2 bố con...
Đọc tiếp

Chào cả nhà, để em kể chuyện của em cho nhà mình nhanh xây nhà mới:

Chuyện ông nội em trước đã này: ông nội em mới mất cách đây gần 2 tháng, trước hôm ông mất mấy ngày thì gần như đêm nào ông cũng ko ngủ đc, chỉ ngủ bù vào ban ngày thôi, ông kể là ông hay mơ linh tinh, mơ thấy bà (bà nội em, mất cách đây 4 năm rồi). Vào những ngày đấy cả bố em lẫn em đều bị mất ngủ, nhg 2 bố con đều ko mơ mộng gì cả, chỉ có ông thôi. Đêm trc hôm ông mất, ông cũng ko ngủ đc, sáng dậy, ông bảo đêm qua tôi tưởng tôi đi, rồi ông bảo mẹ e gọi 1 bác gái đến (chị bố em – mà bác này rất hợp ông) để ông nói cái này. Mẹ em gọi, bác ấy hẹn trưa sẽ qua vì còn có chút việc bận, sau lo ông mệt nên bác gọi 1 lượt các anh chị em của bố đến chơi với ông, xem ông thế nào. Sáng hôm đấy, ông ăn sáng như bình thường, gặp bác hàng xóm ông kể là đêm qua tôi mơ thấy ông nhà bà về đấy (ông này mới chết trc tết), thì bà ấy bảo “vâng, tối qua cháu cũng mơ thấy nhà cháu về”.

📷

Ông ăn sáng xong thì đi nằm, nằm rồi lại ngồi dậy chờ bác gái kia đến, trg khi đó các con cũng đến gần đông đủ để hỏi thăm ông, ai cũng hỏi ông cần gặp cô T để nói gì(bác gái đó), có gì cứ nói với chúng con nhg ông ko nói, ông bảo chờ cô ấy đến tôi mới nói. Gần trưa thì bác gái em đến, vừa vào cửa ông đã bảo luôn là, “đêm qua tôi tưởng tôi đi cô ạ, tôi mơ thấy bà về, bà nằm cạnh tôi nhg đi cùng bà có rất nhiều người, cầm cả cờ, dáo mác …, rồi tôi thấy ông L(ông hàng xóm đã chết) quát, bảo tôi là đóng ngay cửa vào, ko chúng nó vào bắt đi bây giờ, tôi đóng cửa thì ông í đứng ngoài bảo, lấy vải nhét kín vào các cái khe này nữa (khe cửa), ko thì chúng nó vẫn vào đc, tôi sợ quá tỉnh dậy nhìn đồng hồ là 2h sáng”.

Bác em nghe thế sợ quá mới kể lại là, “đêm qua con cũng mơ mợ về(cách gọi của gia đình e – là bà nội e), mợ hỏi con xem chuyện đi Mỹ của gia đình con thế nào, con trả lời là, vâng con cũng đang làm, chưa biết thế nào, con cũng sốt ruột lắm. Nhg trg lúc đấy thì cũng có rất nhiều ng mà con biết chắc là ma cứ đứng lố nhố bên ngoài, rồi có 1 con mà đè chặt con, con cố đẩy ra thì nó bảo “bình thường khóc khóc cười cười, sao bây giờ lại đẩy tôi ra?”, rồi thì con lại cử động đc, nhg có 1 con ma nữa nó lại ập vào, con lại bị ghì chặt ko làm gì đc. Đang bị như thế thì con nghe thấy tiếng xúc miệng sục sục sục của ông L, rồi ông ấy nhổ toẹt ra sân 1 cái thì con tỉnh dậy, nhìn đồng hồ cũng đúng 2h sáng”

Ông em bảo, chắc bà ấy dẫn ng đến bắt tôi đi, nhg tôi chưa đến số nên chưa đi đc. Hôm đấy, ko biết như thế nào mà ông anh trai em (cháu đích tôn của ông) lại về nhà buổi trưa(mà bt thì a ấy đi công tác suốt, ngày hôm đấy a í cũng bị cử đi Phú Thọ từ sáng nhg cứ nấn ná chờ qua trưa mới đi), thấy bảo ông ốm nên mang máy đo huyết áp sang đo cho ông, huyết áp hoàn toàn bình thường. Rồi mọi ng bảo ông dậy ăn cơm, ông bảo thôi, tôi buồn ngủ quá, để tôi ngủ 1 giấc rồi dậy ăn sau. Trc khi đi ngủ thì ông còn bị nôn (toàn bộ đồ ăn sáng) và đi ngoài (xin lỗi cả nhà). Sau đó khoảng 1h chiều thì ông đi ngủ, mọi ng ở thêm 1 lúc chờ ông ngủ say mới lục tục kéo nhau về, dặn mẹ em là tí ông dậy thì cho ông ăn cháo.

Khoảng 2 rưỡi chiều, mẹ em ngủ dậy đi xuống nhà, thấy ông vẫn gáy đều đều, thì lại đi vào nhà trong dọn dẹp, khoảng 3h thì chồng em cũng xuống nhà, mẹ em bảo con gọi ông dậy cho ông ăn, chồng em vào lay ông dậy thì ông đã đi rồi. Người hoàn toàn sạch sẽ vì trc khi đi ông đã cho ra ngoài hết. Chồng em gọi mọi ng đến mà ko ai có thể tin đc là ông đi nhanh thế? Vừa mới nói chuyện cách đây 2 tiếng mà giờ ông đã ko còn nên mọi ng đều cực kỳ sốc.
Kể thêm với mọi ng về bà hàng xóm, chồng bà này mất trc tết khoảng hơn 1 tháng vì bệnh, bệnh viện trả về, trong đợt 49 đầu bà ấy rất hay mơ thấy ông ấy, nhà bà ấy đi xem thì bảo ông ấy mất phạm ngày xấu, giờ xấu nên về tìm ng bắt đi, nhà bà ấy phải đóng bùa, chôn chiếc các kiểu mới thấy ổn. Hôm em sang buôn chuyện, xem ảnh đám ma thì bà ấy kể, “đêm htrc, tao mơ thấy bà nhà mày về, đi cùng 1 ng con gái tóc đỏ xõa xượi, mà cả 2 ko mặc gì, cứ ngồi ở cuối giường ông nhà mày, hỏi thì ko nói, đến lúc nói thì bảo ông ấy ghét tôi, tôi nằm cạnh mà ông ấy hất tay tôi ra”. Sau này, có ng bảo với em thế là bà em về, dẫn theo quỷ về bắt ông đi, vì những con ma tóc đỏ đều là quỷ.

Ko biết như thế nào, nhg bản thân em, ngày ông mất, suốt từ sáng em cứ cảm giác mình đeo khăn tang, nhg ko phải đám ma của ông em mà là 1 ng khác. Mà cảm giác có từ lúc e ra khỏi nhà đi làm í.

0
 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNGÔng Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng...
Đọc tiếp

 CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

– Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

– Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

– Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

Ngũ Lão thưa rằng: là j

– Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

 
0